Chuyển đối số có ý nghĩa quan trọng với tất cả các lĩnh vực trong thời đại 4.0. Đây là xu thế toàn cầu và ngành nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Chuyển đổi số trong nông nghiệp đang có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ít rào cản, thách thức.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp được đẩy mạnh mang lại cơ hội vươn lên cho ngành này ở Việt Nam trên trường quốc tế. Vậy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay ra sao? Lợi ích, ứng dụng cũng như hạn chế và thách thức của việc chuyển đổi này như thế nào? Cùng đón đọc và giải đáp các thắc mắc trong bài viết ngay bây giờ nhé.
Hiểu rõ về chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đối số trong nông nghiệp là ứng dụng các kỹ thuật số trong quá trình sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Quá trình này bao gồm các hoạt động cơ bản như: áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác, liên kết chuỗi giá trị, thay đổi phương thức quản lý. Cụ thể các hoạt động trong quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp.
- Liên kết chuỗi giá trị trong hệ sinh thái nông nghiệp như: kết nối người dân với thị trường, kết nối cơ quản quản lý nhà nước với thị trường.
- Thay đổi phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp bằng cách số hóa quy trình, hiện đại hóa canh tác, tối ưu công tác hành chính nhân sự,…
Chuyển đối số tạo cơ hội phát triển ngành nông nghiệp một cách hiệu quả
>> Có thể bạn quan tâm:
Một số ví dụ giúp hiểu rõ về quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp như:
Ứng dụng công nghệ IoT và cảm biến trên cánh đồng giúp theo dõi, quan sát tình trạng cây từ xa. Cảm biến thu thập thông tin về cây trồng và gửi cho người quản lý liên tục theo thời gian thực. Hay ứng dụng công nghệ máy bay không người lá trong việc giám sát cây trồng, phun thuốc bảo vệ thực vật, quan sát hình 3 chiều để phân tích, dự báo chất lượng đất.
Thực trạng chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam
Lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay được tổ chức theo 3 hình thức. Cụ thể là hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến ngày 1/7/2020, Việt Nam có 9,123 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp. Trong đó, số hộ là 9,108 nghìn, số hợp tác xã là 7.418, số doanh nghiệp là 7,471. Đây là những đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng mở rộng
Thực trạng cho thấy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực này ở Việt Nam đang ngày càng mở rộng. Nhiều công nghệ đã được ứng dụng vào các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Cụ thể:
- Trồng trọt: ứng dụng công nghệ IoT, Big Data trong phân tích môi trường, chủng loại, giai đoạn phát triển của cây
- Chăn nuôi: ứng dụng công nghệ IoT, sinh học, blockchain trong các trang trại chăn nuôi
- Lâm nghiệp: ứng dụng công nghệ DND mã vạch vào việc quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản; ứng dụng công nghệ GIS trong phần mềm giám sát, phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng.
- Thủy sản: ứng dụng công nghệ biofloc, công nghệ RAS, AI trong nuôi trồng thủy sản; ứng dụng hệ thống định vị GPS trong quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ;…
Về thực trạng hoạt động liên kết chuỗi giá trị trong chuyển đổi số, đến nay, hoạt động này đã giúp kết nối 9 triệu hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến và hàng trăm triệu người tiêu dùng trên cả nước. Nhờ chuyển đổi số, ngành nông nghiệp thay đổi mô hình từ sản xuất nhỏ lẻ, không hiệu quả sang mô hình sản xuất mới.
>> Xem thêm: KỶ NGUYÊN SỐ HÓA – KỶ NGUYÊN CHUYỂN ĐỔI SỐ
Lợi ích của chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp
Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với con người và hiệu quả sản xuất. Cụ thể như:
- Giảm thiểu rủi ro thiệt hại do biến đổi khí hậu: công nghệ phân tích dữ liệu Data Analytics có khả năng phân tích, quản lý khí hậu, cảnh báo rủi ro thời tiết sớm để đưa ra biện pháp ứng phó kịp thời.
- Giúp người dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng: người bán và người mua có thể kết nối trực tiếp với nhau mà không phụ thuộc vào thương lái, giúp tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp
- Cải thiện năng suất lao động: việc thay đổi phương thức sản xuất bằng công nghệ điều khiển từ xa giúp việc sản xuất nông nghiệp đạt được hiệu suất cao hơn, giảm chi phí lao động từ đó tăng thu nhập cho người dân.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp: những công nghệ được ứng dụng trong ngành nông nghiệp giúp phân tích các yếu tố về đất đai, ánh sáng, môi trường,… từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số nông nghiệp
Ngày càng nhiều công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp mang lại những lợi ích tuyệt vời cho người nông dân. Một số công nghệ tiêu biểu đã và đang làm tốt vai trò tăng cường chất lượng, năng suất trong ngành nông nghiệp như:
Ứng dụng công nghệ IoT và cảm biến trên cánh đồng:
Công nghệ này giúp người dân xem cây trồng của họ từ mọi nơi trên thế giới thông qua công nghệ nhận dạng hình ảnh. Hệ thống có khả năng kết nối với các thiết bị được lắp đặt tại cánh đồng, để có thể tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây dưới sự điều khiển của con người. Ngoài ra, công nghệ này cũng cập nhật các thông tin về đất, môi trường, nước,… để thực hiện những thay đổi tốt nhất cho cây trồng.
Ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số nông nghiệp 2023 được áp dụng hiệu quả
Ứng dụng công nghệ học máy và phân tích:
Sử dụng học máy và các phân tích tiên tiến có khả năng khai thác dữ liệu cho các xu hướng trong nông nghiệp. Cụ thể như: dự báo đặc điểm cây trồng, gen nào tốt, phù hợp với khí hậu của vùng đất đó. Thuật toán này cũng phân tích để đưa ra báo cáo sản phẩm nào được mua nhiều nhất, sản phẩm nào không bán được từ đó đưa ra gợi ý canh tác phù hợp với hiện tại và tương lai.
Ứng dụng công nghệ robot và trí tuệ nhân tạo AI:
AI trong nông nghiệp có khả năng cải thiện hiệu suất, mang lại sản lượng cao hơn. Robot được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp như: robot xịt thuốc, robot làm cỏ, robot nhận dạng và nhổ cỏ, robot trồng cây,…
Công nghệ máy bay không người lái giám sát cây trồng
Máy bay không người lái được được sử dụng trong canh tác nông nghiệp. Chúng được ứng dụng trong giám sát cây trồng, dự báo chất lượng đất thông qua hình ảnh 3 chiều hay đưa ra phân tích và mô hình hóa cây trồng.
Hạn chế và thách thức của chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp mang lại nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều hạn chế, nhất là ở các vùng nông thôn như:
- Trình độ cơ giới hóa thấp.
- Chưa có sự tương xứng với các công nghệ hỗ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp như cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm,…
- Diện tích canh tác nhỏ, sản lượng các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đến từ kinh nghiệm của người nông dân.
- Số doanh nghiệp đầu tư vào chuyển đối số không nhiều, nguồn nhân lực có chuyên môn còn hạn chế.
- Sự hạn chế về nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ số của người nông dân.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp vừa là cơ hội, vừa là thách thức
Không chỉ vậy, thực hiện chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp còn gặp nhiều thách thức như:
- Giá cả nguyên liệu đầu vào có sự biến động: Sự đứt gãy chuỗi cung ứng và biến đổi khí hậu dẫn đến gia tăng chi phí nguyên liệu đầu vào.
- Sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng: Người mua ngày càng đề cao sự minh bạch trong nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm dẫn đến thách thức trong việc nghiên cứu, cải tiến sản xuất.
- Còn phụ thuộc nhiều vào nhân lực thủ công: Phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp bị phụ thuộc vào nhân lực thủ công, kéo theo chi phí sản xuất cao, chất lượng không đồng đều.
Cơ hội của chuyển đổi số nông nghiệp
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng không thể phủ nhận rằng chuyển đối số trong ngành nông nghiệp vẫn có những cơ hội để phát triển.
Tiềm năng ứng dụng chuyển đổi số cho mọi lĩnh vực trong ngành nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp đến nuôi trồng thủy hải sản, quản lý khai thác nông nghiệp.
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nông nghiệp ngày một gia tăng: xu hướng nông nghiệp hữu cơ organic đã hình thành và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm với dinh dưỡng, các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc rõ ràng.
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi số nông nghiệp hiệu quả
Doanh nghiệp thực hiện đầu tư chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp như cải thiện nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ cao, cải thiện khả năng tiếp cận vốn. Cụ thể, một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Xây dựng chính phủ điện tử và chuyển đối số trong công tác quản lý để đề xuất, chỉ đạo, thực hiện các đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả
- Tích cực khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, lao động trẻ
- Mở các lớp, khóa tập huấn đào tạo chuyên gia chuyển đổi số cả về lý thuyết và thực hành
- Tăng cường công tác truyền thông, tổ chức, tập huấn kỹ năng cho người dân
- Đào tạo người dân sử dụng sàn thương mại điện tử để kết nối trực tiếp với người tiêu dùng.
- Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
- Khuyến khích tập trung đất đai, dồn điền, đổi thửa để sản xuất nông nghiệp
- Thay đổi thói quen ghi chép nhật lý canh tác, chăn nuôi trên các thiết bị điện tử
- Tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) trong đó tập trung vào dữ liệu về đất trồng, cây ăn quả, cây công nghiệp, đất rừng, chăn nuôi, thủy hải sản.
- Thiết kế mạng lưới quan sát, giám sát phục vụ hoạt động nông nghiệp trên cả mặt đất và trên không.
- Tăng cường cung cấp thông tin về môi trường, đất đai, thời tiết để người dân cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng,…
- Thiết kế các phần mềm quản trị dữ liệu, phân công cá nhân, tổ chức ở địa phục phục vụ công tác thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu.
Dịch vụ tư vấn chuyển đổi số toàn diện
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ít thách thức trong quá trình này nếu không biết ứng dụng một cách hiệu quả.
Do đó, để chuyển đổi số thành công, ngành nông nghiệp cần triển khai những giải pháp hiệu quả trên nhiều phương diện, phối kết hợp với người nông dân, ban ngành, doanh nghiệp,… Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này đã giúp các nhà quản lý nắm rõ về quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Ngọc Hoà
CÔNG TY TNHH BPO.MP
– Đà Nẵng: Số 06 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu,Tp Đà Nẵng
– Hà Nội: Tầng 10, tòa nhà SUDICO, đường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
– T.p Hồ Chí Minh: 36-38A Trần Văn Dư, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
– Hotline: 0931 939 453
– Email: info@mpbpo.com.vn